Bạn đã từng gặp khó khăn khi trao đổi với một người?
Bạn đã từng có nhiều ý tưởng nhưng chưa biết cách trình bày và thuyết phục bạn bè hay đối tác của mình?
Trong bài viết này sẽ giới thiệu cho bạn 5 kỹ năng thuyết phục để thành công trong mọi cuộc giao tiếp
Một trong những yếu tố làm nên sự thành công của một cuộc giao tiếp đó chính là kỹ năng thuyết phục người khác. Không chỉ sử dụng trong học tập, kinh doanh, hợp tác, bất kể khi nào bạn muốn người khác nghe theo ý kiến của mình bạn đều phải sử dụng đến kỹ năng này.
Trước hết, bạn cần hiểu thuyết phục là gì? Mặc dù không phải ai cũng biết điều này, nhưng theo nhiều cuộc khảo sát, kỹ năng thuyết phục là kỹ năng mà 80% người thành công trên thế giới đều sở hữu. Từ đó ta thấy được sự liên quan mật thiết của kỹ năng thuyết phục đến thành công của bạn. Hiểu một cách đơn giản, thuyết phục là đưa ra những tình tiết, sự kiện, phân tích, giải thích… làm cho người khác cảm thấy đúng, thấy hợp lý mà tin theo, làm theo. Tuy nhiên thuyết phục không phải là một kỹ năng dễ dàng, bởi vì ai cũng có quan điểm, cách nhìn của riêng mình. Trong các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết phục đòi hỏi bạn cần phải nắm bắt được những bí quyết nhất định.
1. Nghệ thuật thuyết phục lòng người: Tạo dựng mối quan hệ
“Người giỏi thuyết phục là người có khả năng tạo dựng được nhiều mối quan hệ với mọi người xung quanh”. Hiển nhiên, tạo dựng mối quan hệ để họ tin và dành thiện cảm cho bạn là bước đầu tiên bạn cần phải làm để thuyết phục một ai đó. Nhưng bạn phải nhớ rằng, cần tạo dựng mối quan hệ lâu dài. Tránh trường hợp quay lưng sau khi đã đạt được mục tiêu hay còn gọi là “ăn cháo đá bát”. Như vậy sẽ phản lại cái gọi là chân thành đã nói ở trên.
Bên cạnh đó còn khiến bạn phải đi thuyết phục người khác cả đời vì sẽ không bao giờ có được những người bạn – những người luôn giúp đỡ bạn đúng nghĩa.
Kỹ năng thuyết phục: Tạo dựng mối quan hệ
2. Chiếm được lòng tin của người khác
Sau khi đã tạo dựng được mối quan hệ, bạn phải làm người đó có niềm tin với bạn.Lòng tin được tạo dựng thông qua nhiều yếu tố khác nhau. Bao gồm:
- Cách ăn nói,
- Hành động, cử chỉ
- Và đặc biệt là ngoại hình.
Sẽ rất khó lòng để ai đó tin bạn là người tốt nếu ngoại hình tố cáo bạn là kẻ đáng nghi ngờ. Ngoài ra, ban đầu bạn nên đặt lợi ích của đối phương lên trên trước khi đề cập đến lợi ích của mình. Đừng chỉ chăm chăm nghĩ về bản thân vì như vậy bạn sẽ làm mất lòng tin của người khác. Có lẽ chính bạn cũng không thể tin một người luôn chỉ biết cái lợi của thân họ.
Đồng thời, bạn cũng nên đặt mình vào người khác để thông cảm và thấu hiểu họ. Chắc hẳn ai cũng thấy tin cậy vào một người có thể hiểu được mình.
Kỹ năng thuyết phục: Chiếm lòng tin của người khác
3. Kỹ năng thuyết phục người khác: Lựa chọn thời điểm thuyết phục, cách nói chuyện phù hợp.
Như chúng ta đã biết, tâm lý và cảm xúc của con người thay đổi theo thời gian. Do vậy bạn cần lựa chọn đúng thời điểm họ ở trạng thái tốt nhất, cởi mở nhất để thuyết phục. Đồng thời đó cũng phải là thời điểm mà bạn cảm thấy tự tin nhất, nếu không lời lẽ mà bạn nói ra sẽ không đủ mạnh làm người khác cảm thấy tin tưởng.
Khi bạn cố gắng thuyết phục ai đó, bạn cần kiểm soát được cảm xúc của chính mình để không mắc phải những sai lầm trong cách nói chuyện.
Đối với từng mẫu người khác nhau sẽ có cách nói chuyện khác nhau để thuyết phục họ. Ví như có người yêu thích cách nói năng lịch sự nhẹ nhàng, có người yêu thích cách nói chuyện thẳng thắn, mạnh mẽ…. Để biết họ thuộc mẫu người nào, bạn cần phải có một khoảng thời gian để tìm hiểu, cũng chính là khoảng thời gian bạn tạo dựng mối quan hệ với họ. Tuy nhiên, lần đầu gặp mặt bạn nên giữ thái độ nhã nhặn và cũng chính là cơ hội để bạn tìm hiểu sở thích của họ, từ đó chọn ra cách giao tiếp phù hợp.
Trong trường hợp phải thuyết phục nhiều người, bạn hãy sử dụng cách thuyết phục nghiêng về cảm xúc hơn là lý trí. Bởi theo khoa học nghiên cứu thì tâm lý đám đông rất dễ bị cảm xúc lôi cuốn.
Kỹ năng thuyết phục: chọn thời điểm thuyết phục thích hợp
4. Nắm bắt được sự tương đồng
Bởi vì ai cũng có quan điểm của riêng mình, và hầu hết đều ra sức bảo vệ những quan điểm đó. Do vậy không dễ để bắt ai đó từ bỏ quan điểm của họ và nghe theo quan điểm của bạn.
Để thuyết phục người khác khi quan điểm của bạn và đối phương trái ngược nhau, bạn cần nắm bắt được các điểm tương đồng trong quan điểm của mỗi người và dựa vào đó để thuyết phục đối phương.
Kỹ năng thuyết phục: Nắm được sự tương đồng
Lấy một ví dụ cụ thể để bạn dễ dàng hình dung hơn, hai bạn đang có ý định góp vốn để kinh doanh nhưng ý kiến về sản phẩm kinh doanh lại khác nhau. Bạn có thể bắt đầu thuyết phục bằng cách “Mình thấy sản phẩm A cũng có khả năng, nhiều ưu điểm nhưng sản phẩm B…”. Và từ đó bạn lấy những dẫn chứng, lập luận về sản phẩm B. Như vậy sẽ tốt hơn khi bạn chê sản phẩm A và chỉ nói tốt về sản phẩm B mà bạn lựa chọn.
5. Luôn có dẫn chứng và lập luận khi thuyết phục
Người ta thường bảo, nói có sách mách có chứng, do vậy lời thuyết phục của bạn sẽ trở nên có trọng lượng hơn khi có những dẫn chứng và lập luận đi kèm.
Kỹ năng thuyết phục: Có dẫn chứng thuyết phục
Những dẫn chứng và lập luận này không nên quá cao siêu, chỉ bạn biết mà đối phương không biết. Như vậy thì dẫn chứng coi như vô dụng. Khi họ cảm thấy mơ hồ thì họ cũng rất khó để tin tưởng bạn. Ví như khi bàn luận về một hiện tương siêu nhiên của Trái Đất, lấy dẫn chứng mà NASA đưa ra sẽ thuyết phục hơn khi bạn lấy tên một nhà khoa học cụ thể nào đó. Bởi vì NASA được nhiều người biết đến hơn.
Và trong trường hợp nào chăng nữa, để người khác tin tưởng và bị bạn thuyết phục thì dẫn chứng của bạn phải cụ thể, lý luận phải chặt chẽ và rõ ràng theo lối “nói trước chặn sau”. Chỉ một sơ hở nhỏ đôi khi cũng làm người khác mất niềm tin ở bạn. Như vậy việc thuyết phục hoàn toàn thất bại.
Kết luận
Vậy kỹ năng thuyết phục người không chỉ ngày một ngày hai là bạn có thể học và thuyết phục ngay được ai đó. Bạn cần phải có sự kiên nhẫn, chân thành, kết hợp với khả năng giao tiếp tốt. Nhưng dù thế nào chăng nữa, bạn cũng phải chắc chắn rằng, điều mà bạn đang thuyết phục người khác nghe theo không phải những điều gây bất lợi cho họ và quan trọng bạn nên giữ mối quan hệ lâu dài và gắn kết hơn.
Nguồn: Cẩm nang giáo dục